Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99, Bài 24: Ẩn dụ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99, Bài 24: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99, Bài 24: Ẩn dụ

KIỂM TRA KIẾN THỨCCŨ: Nhân hóa là gì? Cho ví dụ? Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới động vật, cây cối, đồ vật...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác... Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ Trả lời: - Người Cha: chỉ Bác Hồ - Ví Bác với Người Cha vì có những phẩm chất giống nhau: - tuổi tác, - tình thương yêu, - sự chăm sóc chu đáo đối với chiến sĩ như Người Cha đối với con của mình Kết luận: Gọi tên sự vật này (Bác Hồ) bằng tên sự vật khác (Người Cha) có nét tương đồng. Người ta gọi là Ẩn dụ. Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ Bài tập 1(Luyện tập). 1 So sánh đặc điểm của ba cách diễn đạt sau đây có gì khác nhau rồi chỉ ra tác dụng của nó? - Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. diễn đạt bình thường - Cách 2: Bác Hồ như Người Cha Đốt lửa cho anh nằm. sử dụng so sánh - Cách 3: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. sử dụng ẩn dụ (Minh Huệ) Tác dụng: So sánh và ẩn dụ là phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường. Ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn. Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ II/ CÁC KIỂU ẨN DỤ: 1. Ví dụ 1: Về thăm nhà Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Trả lời: thắp chỉ sự nở hoa lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt. nở hoa được ví với hành động thắp. (chúng giống nhau về cách thức thực hiện). “màu đỏ” được ví với lửa hồng. (hai sự vật ấy có hình thức tương đồng). Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ Ví dụ 1: Ví dụ 2: Anh đội viên nhìn Bác Về thăm nhà Bác làng Sen, Càng nhìn lại càng thương Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Ví dụ 3: “ Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” . (Nguyễn Tuân) Tiết 99, Bài 24: ẨN DỤ II/ LUYỆN TẬP: • Bài tập 2: Tìm kiểu ẩn dụ trong ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) Ẩn dụ phẩm chất. Mực, đen – đèn, sáng. an10 0123450123456789 Đồng hồ Tìm kiểu ẩn dụ trong ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau? Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Ẩn dụ phẩm chất. Mặt Trời (2) – Bác Hồ. an10 0123450123456789 Đồng hồ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. (Khương Hữu Dụng) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim - sáng an 00123456789
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_99_bai_24_an_du.ppt