Đề tài Thực trạng và giải pháp ôn tuyển sinh 10 đạt hiệu quả môn Ngữ văn năm học 2019 – 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thực trạng và giải pháp ôn tuyển sinh 10 đạt hiệu quả môn Ngữ văn năm học 2019 – 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thực trạng và giải pháp ôn tuyển sinh 10 đạt hiệu quả môn Ngữ văn năm học 2019 – 2020

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ÔN TUYỂN SINH 10 ĐẠT HIỆU QUẢ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019 – 2020 I. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ÔN TẬP TUYỂN SINH 10 A. TÌNH HÌNH THỰC TẾ 1/ BẢN THÂN GIÁO VIÊN: a/Thuận lợi: - Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm - Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được BGH quan tâm về mọi mặt - Đã được chuẩn hoá về trình độ. - Nhà trường đã cơ bản trang bị kịp thời SGK, SGV và mọi cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học. b/Khó khăn: - Bản thân giáo viên là người ngoại tỉnh nên có những rào cản nhất định về ngôn ngữ 2/ HỌC SINH a/Thuận lợi - Đa số học sinh ngoan hiền. - Cơ cấu nam nữ tương đối hợp lí nên dễ phân công các nhiệm vụ lao động và hoạt động ngoại khóa - Biết đoàn kết và vâng lời thầy cô giáo. - Cán bộ lớp gương mẫu, nhiệt tình trong công việc. b/Khó khăn - Đa số học sinh là con của nông dân, công nhân nên gia đình chưa có nhiều điều kiện để quan tâm tới việc học của con - Một số các em ở xa trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. - Các em còn đang ở độ tuổi mới lớn nên dễ có những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ - Một số em chưa quan tâm tới việc học của mình và chưa có những định hướng đúng đắn tròn việc học B.KẾT QUẢ TUYỂN SINH MÔN NGỮ VĂN 2019 - 2020 - Trên TB : 33/53 học sinh chiếm 62,3% - Dưới TB: 20/53 học sinh chiếm 37,7% II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Về tổ chức lớp học Để việc ôn tập được thuận lợi và đồng đều trình độ giữa các em học sinh, được sự chỉ đạo của nhà trường, em chia học sinh thành 2 trình độ: nâng cao và bám sát. Đối với lớp nâng cao, giáo viên sẽ có điều kiện để hướng dẫn các em học với hệ thống ý không chỉ cơ bản trong bài học mà còn có thể cung cấp cho các em các ý mở rộng liên quan khác. Đặc biệt, với lớp bám sát, giáo viên lại có thể kèm cặp, quan tâm tốt hơn tới những em còn yếu về kĩ năng làm bài. 2. Về hướng dẫn cách học, kĩ năng trình bày bài. 1 a. Nghị luận xã hội: giúp học sinh nắm chắc lại và phân biệt hai dạng là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đây là khâu then chốt vì nếu bị nhầm lẫn hay không xác định đúng dạng đề học sinh sẽ không biết cách làm bài đúng. Chúng tôi yêu cầu học sinh phải học thuộc dàn bài và tuân thủ một cách nghiêm túc khi viết bài. * Nghị luận về một hiện tượng đời sống: đó là những hiện tượng gắn liền với đời sống xã hội mang tính cấp bách, bức thiết, mới phát sinh có tính thời sự gây sự quan tâm của nhiều người và toàn xã hội. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giới trẻ như: thần tượng, bạo lực học đường, facebook, văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay Thông qua bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống nhằm rèn luyện cho các em học sinh năng lực tư duy lí trí, phán đoán và đánh giá được sự đúng - sai, phải – trái, tốt – xấutừ đó có một phương hướng hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. - Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Dàn ý khái quát - Mở đoạn + Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận + Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng. - Thân đoạn + Nêu thực trạng của hiện tượng + Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng + Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hạicủa vấn đề + Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục - Kết đoạn + Rút ra bài học + Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề. * Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: là những vấn đề tư tưởng, triết lí đời sống theo chuẩn mực đạo đức xã hội, những cách ứng xử của cá nhân trong cuộc sống: Về nhận thức ( lý tưởng, ước mơ, hoài bão, mục đích sống), về nhân cách, tâm hồn ( lòng tự trọng, tính trung thực, lòng yêu thương, nhân ái, thói ích kỉ), về quan hệ gia đình (tình cảm mẹ con, tình cha con, tình anh em), về quan hệ xã hội (tình bạn bè, thầy trò, tình đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước), về các cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. - Có hai kiểu đề thường gặp khi nghị luận về tư tưởng đạo lí: là đề nêu trực tiếp tư tưởng đạo lí, ví dụ: Suy nghĩ của em về lòng tự trọng. Có kiểu đề tư tưởng đạo lí lại được nói tới trong một nhận định, một thành ngữ, câu tục ngữví dụ: suy nghĩ của em về câu nói: “Con người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu 3 nắm chắc dàn ý chung. Đặc biệt giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng tự nhận biết dạng đề qua các đề. Ví dụ, giáo viên cho các em hai hay nhiều đề một lúc để các em tự định dạng đề và viết bài rồi giáo viên kiểm tra. b. Nghị luận văn học: * Dạng 1: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Lý thuyết dàn bài cần có Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Có trong đề bài. Nếu đề không có phải nêu nội dung chính), vị trí đoạn trích nếu nghị luận về đoạn trích, dẫn thơ. Thân bài: - Luận điểm 1 - Luận điểm 2 - Luận điểm N - Tổng kết về nghệ thuật. Kết bài : - Đánh giá chung về bài thơ, đọan thơ. - Nêu cảm nhận của người viết. - Liên hệ, nêu suy nghĩ bản thân. Kinh nghiệm khi dạy tác phẩm văn xuôi để học sinh làm bài có chất lượng là chúng tôi yêu cầu các em về nhà đọc thật kĩ tác phẩm, học thuộc những dẫn chứng liên quan tới các ý đã tìm hiểu rồi lên lớp giáo viên kiểm tra kĩ lưỡng thì khi làm các em mới không sa vào tình huống kể lại nội dung câu chuyện. Tóm lại, đối với dạy các tác phẩm văn học, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ kĩ tác giả, nội dung, hoàn cảnh sáng tác, thuộc thơ, nhớ các đoạn trích, nắm vững yếu tố nghệ thuật để tránh diên xuôi, đặc biệt phải nắm vững các luận điểm để bài làm mạch lạc, không thiếu ý, không lan man. Và khi các em nắm tốt những điều này trong một tác phẩm thì phần đọc-hiểu cũng sẽ làm được. Giáo viên có thể thực hiện điều này theo từng tác phẩm hoặc làm theo mảng. c. Phần tiếng Việt Tuy phần này chỉ chiếm 15% số điểm toàn bài thi được phân bố ở phần đọc- hiểu, nhưng để học sinh lấy được điểm thì lại là bài toán không dễ giải quyết, bởi vì phạm vi kiến thức ôn tập quá rộng. Cho nên trong qua trình ôn tập giáo viên thường tập trung vào một số vùng kiến thức sau: - Các biện pháp tu từ. Giáo viên cho học sinh thực hành bằng các bài tập gắn liền với các tác phẩm văn học mà các em được học, hoặc ngữ liệu ngoài SGK nhưng phù hợp về nội dung. 5 Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? b. Xác định một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? c. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người? Câu 2 (1.0 điểm) Xác định tên gọi các thành phần được gạch chân trong các câu sau: a. Đọc sách phải chọn đọc cho tinh, cho kỹ b. Thanh xuân, có lẽ, chỉ là một cơn mưa rào! c. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! d. Minh ơi, cậu có nhà không? Câu 3 (2.0 điểm) Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả ngọt ngào”. Em hãy viết một đoạn văn bản nghị luận xã hội (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu nói đó. Câu 4 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Người thực hiện Phạm Thị Hà 7
File đính kèm:
de_tai_thuc_trang_va_giai_phap_on_tuyen_sinh_10_dat_hieu_qua.doc