SKKN Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng anh cấp THCS

doc 22 trang ducvinh 20/04/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng anh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng anh cấp THCS

SKKN Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng anh cấp THCS
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 HUYỆN CƯM’GAR
 ---  ---
 BÁO CÁO KINH NGHIỆM:
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHỤ 
ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN 
 TIẾNG ANH CẤP THCS
 NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN VÂN ANH
 CƯM’GAR, NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2018 Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1 Lý do chọn đề tài :
 Sự nghiệp giáo dục hiện nay vấn đề chất lượng luôn được coi trọng và đặt 
lên hàng đầu, tuy nhiên trong giáo dục luôn luôn tồn tại đối tượng học sinh 
trung bình-yếu-kém, dù cho tất cả mọi học sinh đều được thụ hưởng cùng một 
nội dung chương trình giáo dục giống nhau. Thế nhưng các em lại không thể 
tiếp thu tốt hoặc tụt hẳn so với các bạn học sinh khác, điều này khiến cho các 
em ngày càng sa sút và trở nên mặc cảm , tự ti xa lánh bạn bè trong lớp. Là 
người làm công tác giáo dục, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để giúp học sinh 
của mình có được sự nhận thức và phương pháp học đúng đắn để các em có thể 
phát triển và tiến bộ trong học tập, điều này đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài: “ 
Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh cấp THCS”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
 Để giúp cho các em học sinh có lực học trung bình , yếu ,kém có thể củng cố 
được các kiến thức cơ bản, bổ trợ được những kiến thức cơ bản bị hổng và có 
thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác để từ đó có sự tiến bộ trong học tập.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2016- 2017 đến nay tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 
lớp 9A1,2,8 ,6A1,3 và chủ nhiệm lớp 9A8 do đó tôi chọn lớp 9A1, 2,8 , 6A1,3 
để nghiên cứu đề tài này.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài này chúng ta có thể áp dụng để giúp đỡ cho học sinh các khối lớp 6-
7-8-9 bậc trung học cơ sở.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, kết hợp dự giờ, 
thực nghiệm, quan sát đánh giá, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học 
sinh, nhằm rút ra được phương pháp giúp đỡ tốt nhất cho các em học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
Trường THCS Lương Thế Vinh 2 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
em ăn học chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số phụ huynh chưa 
thực sự quan tâm đế việc học của con em mình, còn phó thác hết trách nhiệm 
cho nhà trường trong việc học tập.
 Trường THCS Lương Thế Vinh có nhiều học sinh đến từ các xã không thuộc 
địa bàn Thị trấn Quảng Phú cho nên điều kiện đi lại khó khăn, một số em học 
sinh sống xa gia đình, phải ở trọ đi học, nên không có sự quan tâm thường 
xuyên của cha mẹ. Một số em sống cùng thì cha mẹ lại bận buôn bán làm ăn 
nên không có thời gian quán xuyến, đôn đốc con mình học tập.
Có nhiều học sinh không có ý thức học tập, mất kiến thức căn bản, không có 
phương pháp, lúng túng trong học tập, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. 
Tình hình dân trí, tập quán và ý thức học tập còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến 
khả năng tư duy và sự lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là môn tiếng Anh của học 
sinh.
Đa số học sinh sống trong địa bàn thị trấn Quảng Phú và các xã nên việc tham 
gia học các trung tâm học Tiếng Anh tương đối khó khăn, không có điều kiện 
để giao lưu Tiếng Anh với người bản xứ do đó kỹ năng nghe nói còn hạn chế. 
Phát âm còn chưa chuẩn nên còn ngại nói, sợ nói, thiếu tự tin trong giao tiếp
b. Thành công – hạn chế :
• Thành công:
 Sau khi tôi áp dụng các biện pháp giúp đỡ cho học sinh trung bình, yếu tôi 
nhận thấy đa số đối tượng học sinh này của lớp tôi phụ trách đã giảm đi rất 
nhanh so với đầu năm học, học sinh có học lực trung bình cũng tiến bộ rõ rệt.
• Hạn chế.
 Một số phụ huynh học sinh do điều kiện, hoàn cảnh gia đình nên đã không 
thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường và 
thầy cô giáo, gây khó khăn cho giáo viên trong việc phối hợp với gia đình để 
tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giúp đỡ học sinh, do đó hiệu quả đạt được còn 
hạn chế.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Tuy tất cả các em học sinh đều học chung một lớp, với cùng một nội dung 
chương trình giáo dục giống nhau nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về 
Trường THCS Lương Thế Vinh 4 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm 
đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là 
do các em không thích học, không biết các học dẫn đến ngày một tụt hậu so với 
trình độ chung của lớp. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh 
trung bình-yếu là việc làm cần thiết, từ đó để tìm ra giải pháp phù hợp để giúp 
đỡ các em, tuy nhiên giáo viên không được nóng vội, phải có lộ trình hợp lí, có 
biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. Để giúp đỡ 
học sinh trung bình-yếu có kết quả, theo tôi chúng ta cần phải tiến hành các 
bước sau đây:
Bước 1. 
Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát, giáo viên chủ nhiệm và giáo 
viên bộ môn cần phải phối hợp phân tích, đánh giá kết quả để đưa ra dự báo về 
học sinh trung bình, yếu. Phân loại đối tượng học sinh để lựa chọn biện pháp 
giảng dạy phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội để trình bày trước 
lớp. Tạo bầu không khí vui vẻ, nhẹ nhàng,thoải mái trong lớp học để các em dễ 
dàng bày tỏ những khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải. 
Bước 2.
Nhận diện học sinh trung bình, yếu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng dẫn 
đến học sinh trung bình, yếu từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp để giúp đỡ các 
em.
- Nguyên nhân từ phía gia đình: Do kinh tế khó khăn nên việc đầu tư cho 
các em rất ít, thậm chí một số phụ huynh đã coi việc giảng dạy là của nhà 
trường nên không quan tâm. Một số gia đình cả bố và mẹ phải đi làm ăn xa, gửi 
con cho ông bà cô chú trông nom giúp nên đã không thể quán xuyến các em 
một cách thường xuyên, điều này dẫn đến tình trạng học sinh lêu lổng, không 
chịu đầu tư cho việc học ở nhà như học bài và làm bài tập, các em có thể đưa ra 
lí do để vắng học mà cha mẹ hay người thân không thể kiểm soát được.
- Giải pháp: Để biết được điều này thì tôi đã phải tìm hiểu và nắm bắt 
được hoàn cảnh sống cụ thể của các em học sinh bằng cách gặp gỡ và trò 
chuyện, tiếp xúc với gia đình học sinh, từ đó đưa ra biện pháp hợp lý để giúp đỡ 
các em về điều kiện học tập, như tạo ra một góc học tập, sắp xếp sách vở, bút 
viết, sắp xếp thời gian học tập hợp lý như: học bài, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
Trường THCS Lương Thế Vinh 6 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
bài tập phù hợp , các câu hỏi từ đễ đến khó. Thường xuyên gọi các em lên phát 
biểu tạo cho các em tính tích cực,tác phong nhanh nhẹn, niềm đam mê trong học 
tập 
Giáo viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập, trong đó tự học ở nhà 
đóng vai trò quan trọng vì thời gian học ở trường chỉ từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, 
còn lại là thời gian ở nhà, vì vậy việc xem bài, củng cố lại bài và làm bài tập ở 
nhà là vô cùng quan trọng, nó giúp các em khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó giáo 
viên nên xây dựng các “ đôi bạn cùng tiến” nhằm giúp đỡ các học sinh trung 
bình, yếu có điều kiện tiến bộ trong học tập. Thường xuyên kiểm tra kết quả từ 
các “ đôi bạn cùng tiến” này hàng tuần, hàng tháng và khen thưởng kịp thời khi 
các em có sự tiến bộ, điều này theo tôi rất quan trọng vì nó giúp các em cảm 
thấy tự tin hơn vào chính bản thân mình, dần dần sẽ kích thích được sự tự giác 
và ham học ở các em. Khi các em đã có sự tự giác và ham học thì chắc chắn kết 
quả sẽ khá lên rất nhiều.
Bước 3: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh:
 Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh, mỗi con người đều có đặc điểm tâm sinh 
lý khác nhau, đặc biệt đối với đối tượng học sinh yếu thì tâm sinh lý của các em 
lại càng khác thường hơn, chính vì vậy giáo viên phải tìm hiểu và thống kê đặc 
điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh yếu để từ đó có các biện pháp phù 
hợp cho mỗi học sinh. Giáo viên cần gần gũi, động viên để các em có sự tin 
tưởng và dám chia sẻ những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học 
tập, qua đó giáo viên có thể hiểu rõ hơn nữa về các em để giúp các em khắc 
phục được những khó khăn đó.
Bước 4:
Giáo viên phải có sự điều chỉnh phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với 
từng đối tượng học sinh.
+ Trong từng tiết dạy học bình thường : khi giáo viên soạn bài nhất thiết phải 
có kế hoạch dạy học cho những học sinh trung bình-yếu phải phù hợp với trình 
độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức quá cao khiến các 
em khó lĩnh hội và tiếp thu. Trong tiết dạy có thể lồng ghép vào đó các trò chơi 
hoặc các câu hỏi thú vị. Ví dụ: Trong tiết học Tiếng Anh để giúp cho các em có 
học lực trung bình-yếu có thể tiếp thu và khắc ghi từ mới nhanh hơn, tôi cho lớp 
Trường THCS Lương Thế Vinh 8 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
7. Nguyễn Thị Thu Ngân kèm em Mai Thu Hiền
8. Lê Duy Phương kèm em Đậu Ngọc Anh Tuấn
Bước 6:
Giáo viên phải động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ, dù 
rằng sự tiến bộ đó là rất ít, có làm như vậy thì các em mới thấy tự tin hơn và 
hứng thú hơn trong học tập. Chính nhờ vào sự cố gắng của các em để được thầy 
cô và các bạn khen ngợi thì sức học của các em sẽ tự nâng dần lên. Với sự giúp 
đỡ, quan tâm của thầy, cô giáo cùng với sự cố gắng , nỗ lực của chính bản thân 
các em thì sau một tháng đầu tiên thực hiện, 4 em học sinh yếu trong các “đôi 
bạn cùng tiến” đã có sự tiến bộ thấy rõ, và tôi đã khen ngợi, khích lệ các em 
bằng chính những món quà nho nhỏ từ chính kinh phí của bản thân tôi như cây 
bút bi xinh xắn, một vài quyển vở hoặc cuốn sổ taydù rằng các món quà ấy 
không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về mặt tinh 
thần, nó khiến các em cảm thấy vui và hãnh diện về kết quả mà bản thân các em 
đạt được và đặc biệt đó chính là sự khích lệ cho các em học sinh yếu trong các 
“đôi bạn cùng tiến” khác phấn đấu.
Bước 7: Tạo ra nhiều sân chơi thu hút các em:
 Kết hợp với Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm 
hàng tháng, giáo viên xây dựng các chương trình bằng Tiếng Anh để tạo ra 
nhiều sân chơi đa dạng để các em luyện nói tiếng Anh, tạo được thói quen và sự 
tự tin khi đứng nói trước tập thể. Đặc biệt là luyện được kỹ năng dẫn chương 
trình bằng tiếng Anh cho những em học sinh khá, giỏi, rút ngắn được khoảng 
cách với các em học sinh trung bình, yếu vì đây là những cuộc chơi không đặt 
nặng vấn đề thi đua hay điểm số. 
Trường THCS Lương Thế Vinh 10 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
 Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của lớp 9A8
 Hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh của lớp 9A2
Bước 8: 
+ Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra từ vựng . Vào 15 phút đầu giờ 4 
buổi mỗi tuần tôi nhờ cán sự bộ môn kiểm tra từ vựng của các em trong lớp 
bằng cách ghi từ vựng các em đã học vào bảng phụ. Sau mỗi lầ kiểm tra cán sự 
bộ môn báo cáo kết quả cho tôi. Những học sinh nào không thuộc bài giáo viên 
có hình thức nhắc nhở, động viên các em kịp thời và liên lạc với phụ huynh . Từ 
việc kiểm tra bài cũ này vốn từ vựng của các em được nâng lên rõ rệt.
Trường THCS Lương Thế Vinh 12 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Đề tài:Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh cấp THCS
tham khảo một số bài mẫu để các em tập viết, hoặc yêu cầu những học sinh đó 
viết vài câu trọng tâm của bài viết có sự giúp đỡ của giáo viên. Từ đó học sinh 
yếu sẽ quen dần và kỹ năng viết của các em dần được cải thiện.
+ Trong một tiết học Tiếng Anh chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động, dù 
học sinh yếu hay học sinh giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em vào các hoạt 
động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh yếu ra ngoài lề. Ví dụ trong 
tiết học Language Focus phần bài tập giáo viên phân ra cho từng đối tượng học 
sinh. Bài luyện tập khó thì yêu cầu học sinh khá, giỏi, bài tập vừa thì yêu cầu 
những em trung bình, bài tập dễ dành cho các em yếu. Từ đó tất cả các học sinh 
trong lớp đều phải hoạt động nên các em sẽ rất hứng thú trong học tập.
 Tiết học phụ đạo học sinh trung bình,yếu lớp 6A5
Trường THCS Lương Thế Vinh 14 Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_tieng_a.doc