Tài liệu giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp trung học cơ sở

pdf 34 trang ducvinh 28/11/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp trung học cơ sở

Tài liệu giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho cấp trung học cơ sở
 TÀI LIỆU GIÁO DỤC 
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” 
 Dành cho cấp Trung học cơ sở 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Giáo dục an toàn giao thông trong trường học là nhiệm vụ rất quan trọng. Để 
xây dựng thói quen chấp hành pháp luật an toàn giao thông, học sinh cần ghi nhớ, hiểu 
và vận dụng được các quy tắc tham gia giao thông an toàn. Việc cung cấp các tài liệu 
hướng dẫn quy tắc tham gia giao thông an toàn giúp các em có kiến thức pháp luật về 
an toàn giao thông và rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Đây cũng chính 
là cơ ởs để các em tự giác chấp hành quy định pháp luật khi tham gia giao thông. 
 Thực hiện đổi mới phương thức giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, 
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ tài liệu giáo dục “An toàn 
giao thông cho nụ cười ngày mai” dùng trong giảng dạy về an toàn giao thông cho học 
sinh Trung học cơ sở. 
 Cuốn sách này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình trật tự an 
toàn giao thông tại Việt Nam; cảnh báo nguy cơ và thiệt hại do tai nạn giao thông gây 
ra; phân tích nguyên nhân, đồng thời tập trung trang bị cho các em học sinh Trung học 
cơ sở những kiến thức, kỹ năng, quy tắc tham gia giao thông an toàn. 
 Cuốn sách được xây dựng dựa trên những yêu cầu đòi hỏi từ thực tế, phù hợp 
với hoạt động dạy và học trong trường Trung học cơ sở, có tham khảo kinh nghiệm 
của các quốc gia phát triển và trong khu vực, sàng lọc lựa chọn các nội dung phù hợp 
với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Nhiều nội dung mang tính hướng dẫn, gợi mở, 
khuyến khích tính chủ động và tạo điều kiện để cả học sinh, giáo viên có thể sáng tạo, 
phát triển năng lực phản biện và tư duy độc lập. 
 Trong quá trình xây dựng, Ban soạn thảo và tổ biên tập đã kết hợp chặt chẽ với 
các cơ quan có liên quan baogồm Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao 
thông vận tải, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, chuyên gia giáo dục, nhà khoa 
học cũng như tham khảo ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và học sinh trực tiếp 
tham gia trong quá trình dạy và học; với sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của công ty 
Honda Việt Nam. 
 Mặc dù đã hết sức cố gắng song quá trình biên soạn, tổng hợp tài liệu không 
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Ban soạn thảo rất mong nhận được 
những góp ý của người sử dụng, đặc biệt là từ phía nhà trường, các thầy cô giáo, các 
em học sinh, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức cá nhân có quan tâm để tiếp tục hoàn 
thiện tài liệu trong những năm tiếp theo. 
 Đảm bảo an toàn giao thông là mong muốn của tất cả chúng ta - mà trong đóừ t ng 
thành viên trong xã hội đều có trách nhiệm thực hiện. Ban soạn thảo hy vọng cuốn tài liệu 
sẽ có giá trị thiết thực trong việc nâng cao an toàn giao thông, đặc biệt cho các em học 
sinh Trung học cơ sở; để giao thông tại Việt Nam sẽ ngày càng an toàn và bền vững. 
 Trân trọng cảm ơn. 
 CÁC TÁC GIẢ 
 2 
 THÔNG TIN 
 Văn hoá giao thông là cách ứng xử khi tham gia giao thông, thể hiện sự tôn 
 trọng pháp luật, tôn trọng mọi người và có trách nhiệm với hành vi của bản thân. 
 Văn hoá giao thông biểu hiện trước hết ở chỗ phải có hiểu biết đầy đủ và 
 chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; tôn trọng, nhường nhịn và quan 
 tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông; ứng xử có văn hoá khi xảy ra va 
 chạm giao thông. 
 Văn hoá giao thông là biểu hiện của lối sống văn minh trong mỗi con người, 
 giúp chúng ta làm chủ được bản thân trong các tình huống đi đường, có cách ứng 
 xử đúng đắn, phù hợp, tránh được những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra làm tổn 
 thương bản thân và người khác. Thực hiện tốt văn hoá giao thông thì trật tự an toàn 
 giao thông trong xã hội được bảo đảm, xây dựng được môi trường giao thông lành 
 mạnh và thân thiện. 
 Học sinh cần thực hiện văn hoá giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện 
 tốt. Trước hết, chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện, không vi phạm những quy 
 định của pháp luật về giao thông; không gây mất trật tự an toàn giao thông; không 
 gây gổ, cãi vã hoặc có thái độ thiếu lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; giúp đỡ 
 người già, em nhỏ, người khuyết tật, người bị tai nạn giao thông; giữ gìn trật tự, vệ 
 sinh và thực hiện tốt các quy định tại các bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao 
 thông công cộng khi tham gia giao thông. 
2. Tìm hiểu biểu hiện văn hóa giao thông 
 * Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết: 
 - Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của những bạn trong ảnh? 
 - Em đồng tình và không đồng tình với những hành vi nào? Vì sao? 
 Nguồn: Phim tôi yêu Việt Nam Nguồn: dantri.com.vn 
 Nguồn: giaothonghanoi.kinhtedothi.vn Nguồn: ninhbinh.gov.vn 
 4 
 2. Thực hiện dự án tuyên truyền về văn hóa giao thông 
 Hãy tập hợp một nhóm bạn cùng suy nghĩ và hành động thực hiện một dự án 
tuyên truyền về văn hóa giao thông cho cộng đồng dân cư (phường, xã hoặc thôn, 
xóm, tổ dân phố) hoặc cho học sinh toàn trường. 
Gợi ý cách thực hiện: 
 - Thành lập nhóm bạn cùng thực hiện 
 - Xây dựng kế hoạch thực hiện 
 - Suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi và cùng nhau xây dựng đề cương 
 - Phân công cho các thành viên trong nhóm cùng làm việc, đặt ra lịch làm việc cụ thể. 
 - Tổ chức truyên truyền, báo cáo kết quả và triển lãm. 
 6 
 B. NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Thực trạng giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nước ta 
 Bằng kiến thức đã học, đọc thông tin, kết hợp với phân tích biểu đồ, hãy: 
a . Nêu thực trạng về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta 
 Giao thông tại nông thôn Giao thông tại TP. Cần Thơ Giao thông tại TP Hồ Chí Minh 
b. Nhận xét tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta. Tình hình tai nạn giao 
thông ở lứa tuổi học sinh. 
 30,000Số vụ Số vụ tai nạn Số người bị thương Số người bị chết
 25,322 
 25,000
 22,404 21,589 
 24,417 20,289 
 20,000 18,232 
 20,556 17,626 
 19,280 
 15,000 17,404 
 14,194 13,624 
 10,000
 8,996 8,671 8,685 8,279 
 5,000 8,125 7,624 
 -
 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 
 Tình hình TNGT ở nước ta (Nguồn: UB ATGT Quốc gia) 
 Số1,400 vụ 1,329 
 1,177 
 1,200 1,150 1,108 
 1,000 956 
 800 727
 600
 400
 200
 -
 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
 Tình hình TNGT dưới 18 tuổi (Nguồn: UB ATGT Quốc gia) 
 8 
 Ý thức
 - Cơ sở hạ tầng
 Kiến thức Học 
 sinh - Phương tiện
 Kỹ năng
 Nguồn: Phim Tôi yêu Việt Nam Nguồn: cand.com.vn 
 Nguồn: baokhanhhoa.vn Nguồn: baodongnai.com.vn 
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh 
 Thiếu hiểu hiết và vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và Luật giao thông 
 đường bộ. 
 Thiếu ý thức khi tham gia GT: không nhường đường, dàn hàng ngang khi di
 chuyển, gây cản trở hoặc khó khăn cho các phương tiên khác, 
 Kỹ năng tham gia giao thông còn hạn chế: điều khiển xe đạp, xe đạp điện 
 không đúng qui tắc an toàn; đi bộ, ngồi sau xe không đúng cách. 
 Cơ sở ha tầng và phương tiện giao thông thiếu an toàn. 
 10 
 5. Liên hệ bản thân 
 Em đã tuân thủ Quy tắc giao thông và Luật Giao thông đường bộ khi tham gia 
giao thông chưa? Kỹ năng tham gia giao thông của em đã tốt và an toàn chưa? 
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
1. Xử lý tình huống sau đây 
 Vân và Thuý đang trên đường đi học về. Hai bạn đi xe đạp từ trường ra đường 
quốc lộ có dải phân cách cố định ở giữa. Theo quy định, hai bạn phải rẽ bên phải, đi 
trên phần đường dành cho xe đạp một đoạn đường khá dài mới có chỗ quay đầu xe để 
về nhà. Buổi trưa đầu hè mà trời đã nắng gay gắt, khiến hai bạn vừa mệt vừa khát 
nước. Vân nói với Thuý: “Hôm nay nắng quá, ta rẽ trái để về nhà cho nhanh, trưa 
nắng thế này không có các chú công an đâu!”. Thúy chưa kịp nói gì thì Vân đã rẽ trái. 
 a) Em hãy nhận xét hành vi tham gia giao thông của Vân. Hành vi đó có thể gây 
ra hậu quả gì? 
 b) Theo em Thuý cần thuyết phục và khuyên Vân những gì sau tình huống giao 
thông trên? 
2. Hãy chỉ ra lỗi vi phạm ATGT của những người trong ảnh dưới đây: 
 Nguồn: thukyluat.vn Nguồn: vietnamnet.vn 
 Nguồn: vndoc.com 
 Nguồn: ahnp.vn 
3. Hãy tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ ở 
trường hoặc ở địa phương 
 Bước 1: Thảo luận xác định nội dung 
 Nội dung: Tham gia công tác tuyên truyền, vận động chấp hành quy tắc giao 
thông đường bộ trong trường học, khu dân cư (vẽ tranh, phát thanh tuyên truyền, đi 
 12 
 Bài 3. HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 
 Mục tiêu 
 Sau bài học này, học sinh: 
 - Nhận dạng và nêu được nội dung, ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ. 
 - Lí giải được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo giao thông đường bộ, 
 vạch kẻ đường và trách nhiệm thực hiện của học sinh. 
 - Tuân thủ quy định biển báo giao thông dành cho người đi bộ và đi xe đạp, và 
 tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông phù hợp 
 với khả năng của bản 
 - Hình thành ý thức tích cực, tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về 
 biển báo giao thông. 
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 
 Khi tham gia giao thông, em thường gặp những biển báo giao thông nào? Hãy 
giới thiệu cho cả lớp cùng nghe. 
B. NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Tìm hiểu hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ nước ta 
1.1 Hệ thống biển báo hiệu đường bộ 
Quan sát hình ảnh và thông tin dưới đây, em hãy: 
a) Cho biết iểnb báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm những loại nào? 
b) Nêu đặc điểm vàý nghĩa của mỗi loại biển báo đó? 
 Đặc điểm nhận biết: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ 
 m
 ấ hoặc chữ số màu đen (trừ biển “dừng lại” có hình bát giác) 
 n c n
 ể Ý nghĩa: Báo hiệu điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng 
 Bi phải tuân thủ tuyệt đối 
 Cấm đi xe đạp 
 m
 ể Đặc điểm nhận biết: Hình tam giác ềđ u, viền đỏ, nền trắng, 
 hình vẽ bên trong màu đen. 
 guy hi guy Ý nghĩa: Báo trước tính chất nguy hiểm của đoạn đường để 
 n n n người điều khiển phương tiện có biện pháp phòng tránh 
 ể Người đi bộ cắt 
 Bi ngang 
 14 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_nu_cuoi_ngay_mai_da.pdf